Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến huyết áp cao và bệnh tim mạch. Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm và có chế độ muối trong ăn uống hàng ngày hợp lý hơn.
Sức Khỏe Như Thế Nào Khi Ăn Quá Nhiều Muối
Muối đã được đánh giá cao nhờ khả năng bảo quản và nêm nếm thực phẩm trong hàng ngàn năm. Nhưng ngày nay, một người bình thường tiêu thụ nhiều hơn gấp đôi mức khuyến nghị theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Muối tự nhiên trong thực phẩm chiếm khoảng 10% tổng lượng ăn vào. Muối chúng ta thêm vào bàn ăn hoặc trong khi nấu ăn thêm 5-10% nữa. Khoảng 75 phần trăm tổng lượng muối ăn vào của chúng ta đến từ muối được các nhà sản xuất thêm vào thực phẩm chế biến sẵn và muối mà người nấu ăn thêm vào thực phẩm tại các nhà hàng và cơ sở dịch vụ ăn uống khác.
Ý nghĩa sức khỏe của việc này đã được chứng minh rõ ràng. Amanda Shiach, trợ lý nghiên cứu tại Đại học Queen Mary ở London, cho biết: “Tác động của việc tiêu thụ nhiều muối này là làm tăng huyết áp, tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và tỷ lệ tử vong cao”. Shiach là một trong những người tham gia Diễn đàn Tự nhiên về 'Giảm muối trong chế độ ăn của chúng ta' được tổ chức tại London vào ngày 15 tháng 3 năm 2024.
Khi ăn quá nhiều muối thì góp phần làm tăng huyết áp. Huyết áp cao khiến tim làm việc nhiều hơn và có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ, suy tim và ăn mặn làm hại thận của bạn. Khi thận làm việc quá nhiều, chuyển hóa nhiều và không đào thải hết natri ra ngoài làm ứ tại thận, khi đó dẫn đến các bệnh lý đến thận.
Theo số liệu của WHO, huyết áp cao là một trong những kẻ giết người lớn nhất thế giới - chịu trách nhiệm cho 1/6 số ca tử vong trên toàn cầu.
-
Thực phẩm chế biến sẵn: Các sản phẩm như súp đóng hộp, nước sốt, đồ ăn nhanh và thực phẩm đông lạnh thường chứa nhiều muối.
-
Gia vị và nước chấm: Nước tương, nước mắm, các loại gia vị và sốt chấm cũng chứa lượng muối cao.
Cách Giảm Muối Trong Chế Độ Ăn Uống
Chế độ ăn nhạt phù hợp là cung cấp đủ lượng muối, natri mà cơ thể cần. Theo khuyến cáo của WHO, mỗi người chỉ nên ăn dưới 5g muối/ngày (khoảng 1 muỗng cà phê), tương đương với 2,3g natri/ngày. Tuy nhiên, những nhóm đối tượng sau cần ăn ít muối hơn:
-
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: 0,3 - 1,5g muối/ngày.
-
Người cao tuổi (trên 50 tuổi): <3,2g muối/ngày.
-
Bệnh nhân mắc bệnh thận, đái tháo đường, cao huyết áp: <3,2g muối/ngày.
Nếu ăn quá nhiều muối sẽ gây ra những tác hại không tốt đến sức khỏe, điển hình như bệnh huyết áp cao. Thay vào đó, bạn không thử sử dụng các thực phẩm thay thế muối có mục đích tốt cho cơ thể hãy tham khảo các cách giảm dưới đây
1. Thay thế và giảm bớt gia vị chứa muối
-
Sử dụng các loại gia vị tự nhiên: Thảo mộc tươi, tỏi, gừng, chanh và các loại gia vị không chứa muối có thể tăng cường hương vị mà không cần thêm muối.
-
Hạn chế sử dụng nước tương và nước mắm: Nếu phải dùng, hãy chọn loại giảm muối hoặc tự chế biến với lượng muối ít hơn.
2. Chọn thực phẩm tươi và tự nhiên
-
Trái cây và rau quả tươi: Chúng không chỉ ít muối mà còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất.
-
Thực phẩm tự chế biến: Nấu ăn tại nhà giúp kiểm soát lượng muối trong món ăn tốt hơn so với ăn ngoài hay sử dụng thực phẩm chế biến sẵn.
3. Thay đổi thói quen ăn uống
-
Giảm dần lượng muối: Thay đổi từ từ để khẩu vị của bạn dần thích nghi với lượng muối ít hơn.
-
Nếm trước khi thêm muối: Nhiều khi chúng ta thêm muối vào món ăn theo thói quen mà không nếm thử trước. Hãy tập thói quen nếm thử trước khi quyết định thêm muối.
4. Sử dụng sản phẩm thay thế
-
Muối thay thế: Có thể sử dụng các loại muối thay thế như muối kali, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có các vấn đề sức khỏe liên quan đến thận hoặc tim mạch.
Lợi Ích Sức Khỏe Khi Giảm Muối
Theo nguồn từ bệnh viên Vinmec, Ăn mặn không tốt đối với sức khỏe vì có thể làm tăng huyết áp, gây xơ vữa động mạch. Từ đó, dẫn đến các biến chứng về tim mạch như đột quỵ, suy tim, thậm chí có thể gây tử vong hoặc bại liệt. Một chế độ ăn nhạt sẽ mang lại các lợi ích như:
-
Giảm huyết áp: Lượng muối cao trong cơ thể có thể dẫn đến tăng huyết áp, và giảm lượng muối có thể giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả.
-
Giảm nguy cơ bệnh tim mạch: Giảm huyết áp cũng góp phần giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
-
Cải thiện chức năng thận: Lượng muối cao có thể gây áp lực lên thận, giảm muối giúp thận hoạt động hiệu quả hơn.
Giảm muối trong chế độ ăn không chỉ là việc giảm lượng muối nêm nếm mà còn là thay đổi toàn bộ thói quen ăn uống để có một lối sống lành mạnh hơn.
Cùng theo dõi trang của Asta Healthcare USA để cập nhập thật nhiều thông tin bổ ích.